Lịch sử Tiếng_Indonesia

Tiếng Indonesia là một dạng tiêu chuẩn của tiếng Mã Lai, một ngôn ngữ Nam Đảo (hoặc Malayo-Polynesian) và đã được sử dụng ở quần đảo Indonesia hàng thế kỉ nay. Cùng với tuyên bố độc lập của Indonesia vào năm 1945, tiếng Indonesia đã được nâng vị thế của mình lên thành ngôn ngữ chính thức của đất nước Indonesia.[2]

Do nguồn gốc của mình, tiếng Indonesia (ở dạng chuẩn nhất) là dạng chính thức nghiêm ngặt của tiếng Mã Lai. Tuy nhiên, nó khác với tiếng Mã Lai ở nhiều khía cạnh, ví dụ như khác biệt về phát âm và từ vựng. Những điểm khác biệt này chủ yếu là do ảnh hưởng của tiếng Hà Lantiếng Java lên tiếng Indonesia. Tiếng Indonesia cũng bị ảnh hưởng bởi tiếng "Mã Lai bazaar", tiếng từng là ngôn ngữ chung thống nhất của quần đảo Indonesia trong thời thuộc địa, và vì thế bị ảnh hưởng một cách gián tiếp bởi các ngôn ngữ nói khác trên các đảo: tiếng Mã Lai Malaysia tuyên bố gần gũi hơn với tiếng Mã Lai văn chương của các thế kỉ trước.

Trong khi tiếng Indonesia được nói như tiếng mẹ đẻ (ngôn ngữ thứ nhất) bởi một tỉ lệ nhỏ dân số Indonesia (Indonesia đông dân) (tức là chủ yếu những người sống ở các vùng lân cận Jakarta), trên 200 triệu người Indonesia thường xuyên dùng tiếng bản địa - một số người nói với các cấp độ thông thạo khác nhau. Trong một quốc gia tự hào có hơn 300 tiếng bản địa và một loạt nhóm sắc tộc, việc sử dụng chính xác thứ tiếng Indonesia "hay và đúng" (đối nghịch với tiếng lóng Indonesia hay các phương ngữ vùng miền) là phương tiện giao tiếp rất quan trọng trên quần đảo này. Tiếng quốc ngữ được sử dụng nhiều trong các phương tiện truyền thông, các cơ quan chính phủ, các trường học, các đại học, các công sở, trong các thành viên tầng lớp trên hay tầng lớp quyền quý của Indonesia cũng như trong nhiều tình huống chính thức khác.

Hầu hết người bản địa nói tiếng Indonesia đồng ý rằng phiên bản tiếng Indonesia đúng tiêu chuẩn hiếm khi được dùng trong giao tiếp hàng ngày. Một người có thể tìm thấy tiếng Indonesia đúng chuẩn trong những cuốn sách, trong các cuốn nhật báo, hoặc là khi họ nghe/xem các bản tin/dự báo trên radio hay truyền hình, nhưng trong các hội thoại hàng ngày rất ít người nói tiếng Indonesia bản địa sử dụng thứ tiếng Indonesia đúng chuẩn. Trong khi đây là hiện tượng nói chung đối với hầu hết các ngôn ngữ trên thế giới (ví dụ, tiếng Anh nói không luôn tương ứng với các tiêu chuẩn tiếng Anh viết), mức độ "đúng" của tiếng Indonesia nói (được mô tả bởi ngữ pháp và từ vựng) bằng cách so sánh với dạng viết của nó thấp thấy rõ. Điều này chủ yếu do hầu hết người Indonesia có khuynh hướng sáp nhập các khía cạnh nào đó của các ngôn ngữ bản địa của họ (ví dụ tiếng Java, tiếng Sunda, tiếng Bali, và ngay cả các phương ngữ tiếng Trung Quốc, đặc biệt là tiếng Hokkien) với tiếng Indonesia. Kết quả là đã tạo ra rất nhiều dạng tiếng Indonesia vùng miền mà người nước ngoài nghe thấy khi đi tới bất kì thành phố/thị xã nào ở Indonesia. Hiện tượng này bị làm rối rắm bởi cách dùng tiếng lóng Indonesia, đặc biệt là ở các thành phố. Một ví dụ điển hình cho người nói tiếng Indonesia có ngữ điệu là cựu tổng thống Indonesia Soeharto, giọng Java của ông thấy rõ khi ông phát biểu.

Ách thuộc địa Hà Lan đã để lại một dấu ấn trong tiếng Indonesia. Dấu ấn này có thể được nhìn thấy trong các từ như polisi (cảnh sát), kualitas (chất lượng), wortel (cà rốt), kamar (căn phòng), rokok (điếu thuốc), korupsi (sự hỏng hóc), persneling (máy, dụng cụ, thiết bị), kantor (văn phòng), và resleting (khóa kéo). Bên cạnh tiếng Mã Lai, tiếng Bồ Đào Nha đã từng là ngôn ngữ chung thống nhất cho thương mại xuyên suốt quần đảo từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XIX. Các từ trong tiếng Indonesia có gốc từ tiếng Bồ Đào Nha gồm sabun (xà bông), meja (cái bàn), boneka (con búp bê), jendela (cửa sổ), gereja (nhà thờ), bola (quả bóng), bendera (lá cờ), roda (bánh xe), sepatu (từ gốc sapato = đôi giày), kereta (từ gốc caretão = xe chở hàng), bangku (từ gốc banco = cái ghế), keju (từ gốc queijo = phó mát), garpu (từ gốc garfo = cái nĩa), terigu (từ gốc trigo = bột mì), mentega (từ gốc manteiga = bơ), Sabtu (từ gốc Sabado = ngày thứ Bảy) (hay là Arabic Sabt = ngày Thứ Bảy) và Minggu (xuất phát từ domingo = ngày Chủ Nhật).[3] Một số trong nhiều từ có gốc tiếng Trung Quốc (được biểu diễn ở đây bằng phát âm Hokkien/ Mandarin kèm theo cũng như các ký tự giản lược và truyền thống) gồm pisau (匕首 bǐshǒu - con dao), loteng, (楼/层 = lóu/céng - tầng/mức trên), mie (麵 > 面 Hokkien mī - mì), lumpia (潤餅 (Hokkien = lūn-piáⁿ) - bánh xèo tròn nhồi thịt nấm), cawan, (茶碗 cháwǎn - tách trà), teko (茶壺 > 茶壶 = cháhú [Mandarin], teh-ko [Hokkien] = ấm trà) và ngay cả các tiếng lóng được sử dụng rộng rãi như gua và lu (từ Hokkien 'goa' 我 và 'lu/li' 你 - có nghĩa là tôi/tôi(đối tượng hành động) và 'bạn'. Các từ gốc tiếng Phạn như kaca (kính, gương), raja (vua), manusia (nhân loại) bumi/ dunia (Trái Đất/ Thế giới) và agama (tôn giáo). Các từ gốc tiếng Ả Rập gồm kabar (tin tức), selamat/ salam (lời chào mừng), senin (ngày Thứ Hai), selasa (ngày Thứ Ba), jumat (ngày Thứ Sáu), ijazah (bằng cấp), hadiah (món quà), mungkin (xuất phát từ mumkin = có lẽ), maklum (đã hiểu), kitab (cuốn sách), tertib (chỉnh tề) và kamus (từ điển). Cũng có một số từ gốc tiếng Java, ví dụ aku (nghĩa là tôi/tôi (đối tượng hành động khi nói thân mật, suồng sã) và các dạng phái sinh từ nó, mengaku (để công nhận/thừa nhận).